Nhạc cụ hiện đại ở Stockholm (Thụy Điển) làm bằng… cầu thang
Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội với tên gọi K-Home New City có quy mô gần 27 ha, tọa lạc tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), với tổng số vốn đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng.Dự án nhà ở xã hội K-Home New City được Kim Oanh Land (thành viên của Kim Oanh Group) hợp tác với Tập đoàn Surbana Jurong của Singapore phát triển theo tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên tại Bình Dương.Bên trong dự án được xây dựng bao gồm 10 khu công viên, mảng xanh với tổng diện tích hơn 71.000 m2; trường mầm non và trường liên cấp chuẩn quốc tế hơn 10.000 m2; phố thương mại, ẩm thực; 2 hồ bơi; trung tâm y tế, khu thể thao đa năng ngoài trời; khu nhà thiền…Trong đó, số lượng nhà ở xã hội cao tầng (chung cư) với trên 1.680 căn, diện tích từ 45 m2 trở lên; nhà ở xã hội liên kế 1.366 căn (mỗi căn có 1 trệt, 1 gác lửng, 1 lầu) diện tích từ 61 m2 trở lên (khoảng 135 m2 sử dụng, có 3 phòng ngủ, phòng khách kết hợp kinh doanh và bếp, 4 nhà vệ sinh) và khoảng trên 300 căn nhà ở thương mại.Hiện tại Kim Oanh Group chưa công bố giá bán, nhưng bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT cho biết đối với nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70% giá trị, với lãi suất không đổi trong vòng 10 năm.Theo dự kiến, từ nay đến năm 2028, Kim Oanh Group sẽ xây dựng khoảng 40.000 căn nhà ở xã hội tại Bình Dương và Đồng Nai. Dịp này, Kim Oanh Land cũng ký kết hợp tác với các đối tác để xây dựng, hoàn thiện nội thất trong ngoài các căn nhà ở xã hội.Phát biểu tại lễ khởi công, ông Bùi Minh Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết thời gian qua, Bình Dương đã triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội, góp phần giúp hàng nghìn người lao động có nơi ở ổn định, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với địa phương.Ông Bùi Minh Thạnh đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội và Kim Oanh Group, đơn vị thành viên Kim Oanh Land là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu với nhiều dự án nhà ở xã hội và nhà thương mại "vừa túi tiền" trong những năm vừa qua.Dịp này, Kim Oanh Group cũng trao tặng 10 tỉ đồng cho Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bình Dương với chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội Chữ thập đỏ Bình Dương đồng hành cùng các hoạt động từ thiện xã hội.Nền ẩm thực Việt Nam đứng thứ 22 thế giới
Theo ban tổ chức, chương trình có không gian văn hóa ẩm thực bao gồm khu bánh dân gian, khu món ngon của Nam bộ và không gian bày bán các sản phẩm lưu niệm, vật dụng thiết thiếu, sản phẩm OCOP. Với khu ẩm thực, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không gian trưng bày nhiều món bánh dân gian cũng như xem các nghệ nhân chế biến các món bánh truyền thống của người Nam bộ.
Thương lắm bánh miền Tây
Trong ba năm, Khiêm có hơn 50 bức tranh thêu tay thủ công hoàn toàn, giá thành từ 3 triệu trở lên. Mỗi tháng chỉ 2-3 sản phẩm “xuất xưởng” vì cần nhiều thời gian hoàn thiện.“Tôi đi tìm kiếm sự tự do” - Khiêm chia sẻ về lý do bắt đầu con đường này. Từng thử sức với nhiều công việc từ shipper, thợ xăm đến ngồi bàn giấy nhưng không hợp, chàng trai quyết định nghỉ ở nhà một thời gian, học thêm móc len, hội họa,... rồi nhận ra đam mê với bộ môn thêu tay.Bên cạnh xem các video thêu truyền thống trong nước, Khiêm tham khảo các tài liệu nước ngoài, từng bước cải thiện tay nghề của mình. Thời gian đầu, không khi nào mà đầu ngón tay anh “lành lặn” vì bị kim đâm chi chít do chưa thạo. Không chỉ vậy, vốn cơ địa đô con nên khi thao tác với cây kim nhỏ xíu, cầm khung thêu trong thời gian dài, bắp tay, vai của anh cũng trở nên mỏi nhừ.“Tôi học nhanh, cũng biết vẽ từ trước nên ba tháng đã nắm hầu hết kỹ thuật. Tuy nhiên, mục đích học thêu ban đầu của tôi chỉ nhằm để xả stress. Tôi mong mình được thỏa sức sáng tạo mà không bị gò bó như trong môi trường làm việc ở công ty trước kia”, Khiêm nói.Do đó, lần đầu có khách ngỏ lời khi thấy Khiêm đăng tải tranh vẽ trên trang cá nhân, anh đã rất bất ngờ nhưng lại từ chối. Chàng trai cho biết mình chỉ dám nhận đơn sau một năm vì muốn thạo nghề hơn để đem đến sản phẩm chỉn chu nhất.Trong quá trình tự học, Khiêm không ngại thử sức với nhiều chủ đề, phong cách khác nhau từ chân dung, cảnh vật đến hoạt hinh. Dần dần, anh đã có “chữ ký riêng” của mình giữa hàng loạt các sản phẩm thủ công trên thị trường. Khiêm đặc biệt chú trọng vào yếu tố mĩ thuật như hình khối, màu sắc, tả xa - gần, chính - phụ, hướng nhìn chứ không chỉ dừng lại ở kỹ thuật.Tác phẩm sư tử gần đây của Khiêm là một minh chứng thể hiện rõ nét độc bản. Bức tranh được hoàn thành trong vòng 10 ngày với hơn 100 tiếng làm việc. Khi đăng tải lên mạng xã hội, nhiều bình luận xuýt xoa khen vì độ sống động, lột tả thành công nét dũng mãnh của “chúa tể sơn lâm”.Nhớ lại những ngày đầu học thêu, Khiêm tâm sự từng bị nhiều người xung quanh trêu chọc “coi chừng biến thành nữ”, “đồ trang trí thu nhập không đủ sống”. Anh chàng bỏ ngoài tai những ý kiến tiêu cực, kiên trì với đam mê vì tìm thấy niềm vui thật sự khi đắm mình trong những mũi kim.“Không ít người cho rằng nghề này không phù hợp với nam giới. Điều này dễ hiểu vì con trai thích thể hiện bản thân, trong khi bộ môn thủ công cần thời gian lâu mới thấy tiến bộ nên đây là một thách thức lớn nếu thiếu kiên trì. Tuy nhiên chỉ cần qua giai đoạn đầu sẽ nhận ra nó không hề khó đến vậy, ai cũng có thể làm được”, Khiêm chia sẻ.Sợ “xuống tay”, chàng trai không ngừng luyện tập, thậm chí là livestream 8 tiếng chỉ để… ngồi thêu. Khiêm mong muốn mọi người nhờ đến sản phẩm của mình vì sự tỉ mỉ, độ chỉn chu cao chứ không phải một món hàng “mì ăn liền”. Theo anh, “đồ thủ công khó cạnh tranh vì thời gian hoàn thiện lâu trong khi giá thành cũng tương đối cao. Hơn nữa, nếu nghệ nhân dành thời gian dài luyện tập mới thành thạo nên sẽ ưu tiên kiếm tiền, chạy theo thị hiếu khiến tính sáng tạo bị hạn chế”.Do đó, Khiêm có thời gian “không dám nhận” những đơn hàng thêu đơn giản để thử sức với những chủ đề mới mẻ, yệu cầu kĩ thuật phức tạp hơn. Chứng kiến quá trình nỗ lực ấy, mẹ của Khiêm, bà Nguyễn Thị Lựu (47 tuổi) luôn dành những lời động viên cho con trai mình ngay từ khi thêu đối với anh chỉ là sở thích. “Tôi không biết thêu nhưng thấy Khiêm nghiêm túc theo đuổi nên rất mừng. Con điềm đạm hơn, được bay bổng với đam mê và cũng kiếm thêm thu nhập đỡ đần ba mẹ. Những lúc con hoàn thành xong một bức tranh nào đó, tôi vui đến nỗi mở tiệc gia đình. Tôi tự hào lắm vi có một cậu con trai “khéo tay hay làm” như vậy”, bà Lựu nói.Từng mua tranh của Khiêm, anh Nguyễn Hữu Tân (32 tuổi) nhận xét sản phẩm “có hồn còn hơn ảnh chụp”. Đó là bức tranh thêu chân dung con trai một tuổi của anh, rất giống với nguyên mẫu. Sau khi đợi hơn 8 ngày hoàn thiện, anh Tân rất hài lòng và dự định sẽ tiếp tục đặt Khiêm thêu chân dung cho cô con gái sắp ra đời.
Tối qua 20.3, tại khuôn viên tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng ởTP.Tam Kỳ (Quảng Nam), Tỉnh đoàn Quảng Nam chính thức khai mạc hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" với sự tham gia của hơn 1.000 trại sinh.Hội trại chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Nam (24.3.1975 – 24.3.2025), 95 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (28.3.1930 – 28.3.2025) và 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 – 26.3.2025).Phát biểu khai mạc, anh Hoàng Văn Thanh, quyền Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam, cho biết hội trại "Thanh niên Quảng Nam tự tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới" có quy mô toàn tỉnh bao gồm 20 đơn vị lều trại đến từ các huyện, thị, thành Đoàn và đoàn trực thuộc, với hơn 1.000 trại sinh tham gia.Hội trại kéo dài dden ngày 22.3 với nhiều hoạt động ý nghĩa như hành trình về nguồn, thi trò chơi lớn, múa hát tập thể, dân vũ, khiêu vũ nghệ thuật, các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, sinh hoạt lửa trại…Đặc biệt, trong chương trình hội trại, Tỉnh đoàn sẽ tổ chức diễn đàn "Đảng là lẽ sống của tôi" và tuyên dương gương đảng viên trẻ tiêu biểu toàn tỉnh Quảng Nam.Theo anh Thanh, hội trại là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là dịp để thế hệ trẻ ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đồng thời khẳng định vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc xây dựng và phát triển Quảng Nam.Trong sáng qua 20.3, Tỉnh đoàn Quảng Nam cũng đã tổ chức hoạt động hành trình về nguồn với chủ đề "Vang mãi bản hùng ca chiến thắng" tại 5 địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh: Khu căn cứ Nước Oa (xã Trà Tân, H.Bắc Trà My), Khu di tích cách mạng Phước Trà (xã Sông Trà, H.Hiệp Đức), Khu di tích Nước Là (xã Trà Mai, H.Nam Trà My), Khu di tích căn cứ Đặc ủy Quảng Đà (xã Duy Sơn, H.Duy Xuyên), Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Quảng Nam (xã Tiên Sơn, H.Tiên Phước).Sau khi dâng hoa, dâng hương và tham quan, tìm hiểu địa chỉ đỏ, các bạn trẻ đã hội quân về tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng để viếng hương và tham gia hoạt động hội trại...
Cuộc sống đời thường của 'trùm phản diện' Mã Trung bên bà xã gắn bó 49 năm
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.